(PLVN) - Cung điện Bafut ở miền Tây Bắc Cameroon gồm 50 tòa nhà được xây từ gạch đỏ, và là nơi sinh sống của đức vua Abumbi II, vị vua thứ 11 của Bafut, cùng gần 100 bà vợ, hàng trăm người con. Có thể thấy, cuộc sống kỳ lạ của người đàn ông “số hưởng” khiến nhiều người choáng ngợp.
Nguyên nhân khiến ông vua này có tới trăm vợ là bởi theo truyền thống, khi đức vua qua đời, người kế nhiệm sẽ thừa hưởng tất cả, bao gồm cả vợ và con cái của ông vua trước. Vì thế, vua Font tái hôn với các mẹ kế của mình, còn anh chị em lại trở thành con của ông, hiện nay vị vua này đang thừa kế 72 bà vợ của vua trước và 500 người con.
Đất nước của chế độ đa thê
Khi nói đến nhiều vùng đất ở đất nước Cameroon, nhiều người đã nghĩ ngay đến một đất nước mà người đàn ông được tự do lấy vợ và lấy bao nhiêu vợ tùy ý.
Theo đó, chế độ đa thê là hợp pháp ở Cameroon nên điều này không có trở ngại lớn, một chồng nhiều vợ là hợp pháp. Đặc biệt ở khu vực hẻo lánh, tình hình này càng rõ nét, đàn ông lấy vợ không bị hạn chế về số lượng. Ngoài ra, chế độ một chồng nhiều vợ ở Cameroon còn cho phép nam giới kế thừa vợ của cha hoặc anh em mình.
Có nhiều lý giải cho việc vẫn tồn tại chế độ đa thê ở đất nước này, có người quan niệm rằng một gia đình mà một người đàn ông sống cùng lúc với nhiều bà vợ sẽ thể hiện được sức mạnh và trách nhiệm của mình. Những bà vợ sẽ sinh nhiều con cái và mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho một gia đình.
Đất nước Cameroon đi theo chế độ đa thê |
Cũng có thể người dân ở đây muốn giữ gìn chế độ đa thê là vì họ muốn người đàn ông của mình không phải lén lút quan hệ với người phụ nữ khác để gây ra sự bất hòa trong gia đình. Đấy là một vài trong số rất nhiều lý do mà họ đưa ra để bảo vệ quan điểm và để gìn giữ chế độ đa thê ở đất nước này.
Không phải ai cũng muốn gìn giữ, ai cũng muốn bảo vệ để tồn tại chế độ này mà rất nhiều người phản đối. Những người này cho rằng chế độ đa thê tồn tại là một sự bất công đối với phụ nữ. Phụ nữ không được tôn trọng và phụ nữ chỉ là công cụ để cho đàn ông sai khiến và thỏa mãn dục vọng. Chính vì vậy, truyền thống này đang đối mặt với thách thức của sự thay đổi, đạo Cơ đốc lan truyền và cả lối sống phương Tây phát triển.
Cung điện độc đáo
Thị trấn ở phía Tây Bắc của nước Cộng hòa Cameroon (thuộc phía Tây vùng Trung Phi) là một trong hai khu vực duy nhất ở quốc gia này được cai trị bởi một thủ lĩnh với cơ cấu quyền lực truyền thống mà người ta gọi là “vua”.
Cư dân Bafut ban đầu đến từ các vùng phía Bắc của hồ Chad và nắm quyền kiểm soát vùng này đã từ khoảng 400 năm trước. Tại đây, người Bafut xây dựng cung điện cho vua (còn gọi là Fon). Đến nay vẫn còn lưu lại ngôi mộ 3 vị vua của Bafut đầu tiên. Sau này, cung điện của Fon được di chuyển tới vị trí hiện tại và trở thành điểm thu hút khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới tới tham quan.
Cung điện Bafut gồm 50 ngôi nhà nằm xung quanh ngôi đền Achum. Những ngôi nhà được sử dụng như một nơi xét xử, giải quyết các vụ việc của hoàng gia. Một số ngôi nhà là nơi sinh sống của gia đình hoàng gia, chủ yếu là những người vợ của nhà vua Abumbi II, vị vua thứ 11 của Bafut, với số lượng lên đến 100 người.
Cung điện Bafut gồm 50 ngôi nhà nằm xung quanh ngôi đền Achum |
Ban đầu, cung điện được xây từ tre và sậy. Sau khi người Đức chiếm đóng thị trấn vào cuối thế kỷ 19 và phá hủy nơi này, các tòa nhà được xây lại bằng gạch đỏ.
Chỉ duy nhất ngôi đền Achum còn tồn tại với cấu trúc bằng gỗ và tre với rơm bao phủ bên ngoài. Ngôi đền có những vật thờ linh thiêng nhất với kiến trúc nổi bật của tôn giáo truyền thống địa phương. Đây là ví dụ điển hình cho kiến trúc tôn giáo truyền thống của người Bafut.
Không ai ngoài đức vua và các cận thần được phép vào trong đền Achum. Trước cửa cung điện có nhiều tảng đá đánh dấu khu vực chôn cất các quý tộc đã qua đời khi phục vụ nhà vua. Ngoài ra, khu tổ hợp còn có tòa nhà Takombang, nơi cất giữ chiếc trống lễ hội của vua.
Cuộc sống của ông vua với 100 bà vợ
Hiện nay Abumbi II là người kế vị thứ 11 của Bafut. Khi nhậm chức vào năm 16 tuổi, Abumbi II không chỉ đảm nhận trách nhiệm của một vị vua, mà còn “thừa hưởng” những bà vợ của người cha quá cố. Theo truyền thống địa phương, khi một vị vua chết, người thừa kế của ông sẽ được thừa hưởng cả vợ cũng như con cái của Fon quá cố. Vậy nên, nói một cách đơn giản có nghĩa là vua Abumbi II tái hôn với các “mẹ kế” của mình. Anh chị em trở thành con của vua Abumbi II. Thực tế, vua Abumbi II thừa kế 72 bà vợ của cha và 500 người con (thực chất là anh chị em của ông).
Chính Vua Abumbi II thừa nhận trong thời kỳ thực dân, văn hóa ngoại lai thâm nhập vào vương quốc tạo ra sự xung đột giữa giá trị truyền thống và giá trị phương Tây hiện đại. Trị vì được 47 năm kể từ năm cha của ông qua đời và vua Abumbi II vẫn luôn tự hào rằng mình là người nói được, làm được. Việc ông lấy nhiều vợ và duy trì được chế độ đa thê đã là một thành công bởi nhiệm vụ đầu tiên sau khi nhậm chức đó là bảo tồn văn hóa của bộ tộc và các nghi lễ truyền thống của địa phương.
“Vai trò của tôi là hòa trộn sự khác nhau ấy để tìm ra con đường tiến về phía trước. Có như thế, tôi mới được tận hưởng những thành quả của sự phát triển và hiện đại mà không hủy hoại truyền thống. Không có văn hóa, bạn không phải là con người. Vì vậy, một cộng đồng có người lãnh đạo là sự đảm bảo cho văn hóa của chúng tôi”, ông vua có gần 100 vợ nói.
Các bà vợ đối với ông và bộ tộc rất quan trọng chứ không chỉ đơn giản là những người làm công, phục vụ ham muốn của vua, duy trì nòi giống mà những bà vợ đã góp sức mạnh vào công cuộc bảo vệ, lãnh đạo bộ tộc.
Vua Abumbi II có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với 100 bà vợ |
Theo lời kể của vua Abumbi II thì những người vợ của ông sống rất vui vẻ và hạnh phúc. Họ luôn nghĩ rằng họ sinh ra được làm phụ nữ và lại là người phụ nữ của vua thì chẳng còn gì để họ mơ ước. Mặc dù có trong tay hàng trăm người vợ nhưng không vì thế mà ông không còn cơ hội để lấy thêm vợ mới.
Hàng năm tại bộ tộc của ông nhiều lễ hội đã được tổ chức và sau những lễ hội đó có rất nhiều cô gái trẻ đẹp tình nguyện làm vợ của ông. Mặc dù đã có rất nhiều vợ nhưng mỗi khi cưới vợ mới thì đám cưới linh đình và trang trọng vẫn được diễn ra chứ không phải đơn giản về sống chung và được gọi là vợ.
Nhiều người vợ của ông Abumbi II cũng nói rằng họ rất hạnh phúc và tự hào khi được làm vợ của ông Abumbi II. Họ không chỉ là công cụ để vua sai khiến, họ không phải lúc nào cũng phục tùng chồng như một cái máy mà họ góp phần tạo nên sức mạnh, tạo nên quyền lực của một ông vua.
Người vợ thứ ba của vua Abumbi II, bà Constance cũng nói rằng: “Đằng sau sự thành công của một người đàn ông phải là một người phụ nữ thành đạt và trung thành. Theo truyền thống của chúng tôi là khi ai đó làm vua, những người vợ lớn tuổi phải có trách nhiệm truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống cho những người vợ trẻ hơn và cũng dạy văn hóa đó cho cả nhà vua bởi vì nhà vua từng là một hoàng tử”.
Những người vợ của vua Abumbi II đều hiểu rõ vị trí của mình và ai cũng được giao nhiệm vụ nên họ luôn có ý thức mình là một người quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp cũng như cuộc sống của vua. Chính vì vậy mà những người vợ của vua Abumbi II sống rất hòa thuận và nhân từ. Không bao giờ họ muốn làm người đàn ông của mình phải buồn phiền, lo lắng vì những việc nhỏ nhen chốn hậu cung.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét