Bản sắc đặc trung văn hóa Ẩm thực Việt Nam xưa và nay

 


Văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành một cách tự nhiên từ quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với người Việt, ẩm thực không chỉ để sử dụng trong các bữa ăn mà nó còn truyền tải được truyền thống và giá trị văn hóa. Không một du khách nào du lịch Việt Nam mà cưỡng lại sức hấp dẫn của các món ăn truyền thống Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam là một nghệ thuật cân bằng giữa cái gọi là “Năm yếu tố cơ bản của triết học phương Đông” nhằm mang đến những bữa ăn ngon và bổ dưỡng nhất. Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực, thì hãy cùng tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam lại làm du khách mê mệt ở điểm gì nhé.

1. Giới thiệu về ẩm thực Việt Nam:

ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực là một phần không thể thiếu của một nền văn hóa. Đối với ẩm thực Việt Nam cũng vậy, các món ăn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giữ gìn và phát huy các món ăn truyền thống là một phương pháp bảo tồn văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Do đất nước được chia thành ba miền, nên ẩm thực Việt Nam theo vùng miền: Bắc, Trung, Nam cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng. Văn hóa ẩm thực khác nhau góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi vùng miền đều có khẩu vị khác nhau thể hiện qua từng nguyên liệu, cách chế biên, tên gọi của món ăn,…cho đến cách trình bày như thế nào và ăn uống ra sao.

Mỗi lần nhắc về văn hóa ẩm thực Việt Nam thì nó là chủ đề thú vị luôn được thảo luận sôi nổi. Văn hóa ẩm thực của người Việt từ bao đời nay không chỉ dừng lại ở các món ăn, công thức chế biến các nguyên liệu thực phẩm, mà hơn hết chứa đựng một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Các món ăn Việt Nam thường hài hòa về màu sắc lẫn hương vị khiến cho tổng thể món ăn hợp lý, tăng sức hấp dẫn khó cưỡng lại.

Cái hồn và văn hóa Việt Nam được thể hiện qua từng món ăn. Không ngoa khi nói ẩm thực Việt Nam trên thế giới cũng rất được yêu thích, điển hình là món ăn truyền thống bao đời chính là món Phở Bò.

2. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam:

2.1 Đặc trưng ẩm thực Việt Nam

đặc trung ẩm thực việt nam

Người Việt Nam rất coi trọng sự hài hòa trong các món ăn. Một món ăn phải đáp ứng được hai tiêu chí là ngon miệng và đẹp mắt. Các thành phần nguyên liệu bổ dưỡng, lành mạnh như rau củ và thịt, cá kết hợp nhuần nhuyễn để cho ra một món ăn vừa có rau vừa có thịt.

Điều này khá khác biệt của đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam so với ẩm thực phương Tây, nơi mà thịt thường được sử dụng làm trung tâm của mọi món ăn. Một số đặc trưng ẩm thực Việt Nam dễ dàng nhận thấy nhất là:

Các món ăn Việt Nam chủ yếu được chế biến từ rau, củ, quả nên ít dầu mỡ, không nhiều thịt như món Âu, Mỹ…, không sử dụng nhiều dầu mỡ như món Hoa.

Khi chế biến món ăn Việt Nam thường sử dụng nước mắm để nêm nếm, kết hợp với rất nhiều loại gia vị khác… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau nước chấm tương ứng với khẩu vị.

Các món ăn Việt Nam thường có nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua với rau, đậu, gạo,... Ngoài ra còn có sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo.

Món ăn Việt Nam là sự tổng hòa của các món, hương vị để tạo nên điểm riêng biệt. Có tác dụng cân bằng âm dương rất thú vị, điều chỉ thấy ở người Việt.

2.2 Triết lý âm dương trong ẩm thực Việt Nam

triết lý âm dương trong ẩm thực Việt Nam

Việt Nam ảnh hưởng nhiều về văn hóa Trung Hoa, vì thế ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc đến Việt Nam là không còn xa lạ. Theo đó, triết lý Phật giáo được thể hiện rõ nét trong ẩm thực Việt Nam qua ngũ hành.

Ngũ hành trong âm dương được liên tưởng đến 5 hương vị cơ bản cay (kim), chua (mộc), mặn (thủy), ngọt (thổ) và đắng (hỏa) để tạo nên sự đặc sắc. Và mỗi món ăn trong ẩm thực Việt Nam phải hòa quyện giữa các yếu tố đó. Chính vậy, đó là lý do vì sao hầu hết các món ăn Việt Nam đều có kết cấu tương phản nhau.

Với sự hòa quyện tinh tế của các loại rau thơm, rau tươi, thịt và cách sử dụng gia vị có chọn lọc, món ăn Việt Nam không những không giống  bất kỳ món ăn nào ở Đông Nam Á mà còn được coi là một trong những nền ẩm thực lành mạnh nhất trên thế giới.

Sự cân bằng này có nghĩa là hầu hết các món ăn truyền thống của Việt Nam sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị để mang lại hương vị khác biệt cho các thành phần chính của món ăn.

2.3 Văn hóa ẩm thực Việt Nam xưa và nay

lúa gạo Việt Nam

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, do vậy mà đất nước ta là một trong những đất nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Trong văn hoá ẩm thực Việt Nam từ xa xưa nguyên liệu chính không thể thiếu, được sử dụng trong các món ăn người Việt là gạo và các chế phẩm từ gạo như bún, phở, hủ tiếu,…

Cây lúa là vật được thờ cúng trong nhiều đình chùa của Việt Nam. Nó được cho là bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng lâu đời nhất ở Việt Nam. Cây lúa không chỉ là hạnh phúc, nó thực sự hình thành nên tiếng Việt.

Theo đó, ẩm thực Việt Nam thời xưa đến tận ngày nay vẫn coi cây lúa là trung tâm của vạn vật, giống như mặt trời nằm ở trung tâm của cả hành tinh mặt trời. Có nhiều món ăn chính, món ăn vặt được chế biến từ gạo và được biến tấu dần để phù hợp theo sự phát triển của đất nước chẳng hạn như: cơm trắng, cháo, sủi cảo, bánh chưng, bánh tét nổi tiếng và các món ăn làm từ gạo của mọi miền.

Một điểm chung trong ẩm thực Việt Nam từ xưa đến tận bây giờ, trải qua bao thế hệ thì các món ăn vẫn được làm đơn giản, độc đáo. Sử dụng các nguyên liệu thực vật trồng được như rau, củ, quả để ăn cùng cơm trắng. Hình thức chế biến món ăn phong phú từ luộc, hấp, hầm, trộn gỏi,…giúp chống ngán cũng như bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Ngoài ra, vận dụng triết lý âm dương trong ẩm thực Việt Nam biến nhiều món ăn còn trở thành bài thuốc chữa bệnh cực kì công hiệu. Nổi bật nhất, trong bữa cơm hằng ngày không thể thiếu nước chấm, đặc biệt là nước mắm – một loại vừa là gia vị tẩm ướp thực phẩm vừa để “chấm” mang lại vị ngon hoàn hảo nhất cho món ăn.

3. Bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam ba miền:

Như đã đề cập ở trên thì theo mỗi vùng miền, ẩm thực Việt Nam sẽ có cách thức nấu nướng và các món ăn mang hương vị khác nhau. Nếu bạn là một tín đồ yêu thích ẩm thực Việt Nam ba miền thì chẳng còn xa lạ với:

  • Ẩm thực miền Bắc thường sử dụng ít gia vị hơn các vùng miền khác của Việt Nam. Các món ăn miền Bắc có hương vị vừa phải, không quá chua, không nêm ngọt, ít cay và đề cao sự thanh tao, đạm bạc.
  • Ẩm thực miền Trung khác hẳn hoàn toàn miền Bắc. Linh hồn của ẩm thực miền Trung đề cao vị mặn, cay, ngọt vừa.
  • Ẩm thực miền Nam Việt Nam là bản hòa tấu của nhiều nền văn hóa ẩm thực trong nước và du nhập biến tấu sáng tạo hơn các món ăn từ nước ngoài. Món ăn miền Nam thiên về vị ngọt nhiều.

3.1 Bản sắc Ẩm thực miền Bắc Việt Nam

ẩm thực miền bắc

Miền Bắc Việt Nam mang theo một nền văn hóa ẩm thực tinh tế. Người miền Bắc chọn riêng cho vùng miền của họ một hương vị nhẹ nhàng, đôi khi các món ăn có vị chát nhẹ. Tuy nhiên, màu sắc món ăn lại vô cùng bắt mắt.

Các món ăn miền Bắc thường có sự hài hòa về hương vị, thanh đạm nhẹ nhàng không quá cay mặn nồng như miền Trung hay ngọt như miền Nam. Sự hài hòa tròn cách chế biến này chính là nền tảng của sự tinh tế trong ẩm thực miền Bắc. Người miền Bắc cũng coi trọng phong tục tập quán và lưu truyền công thức, kinh nghiệm nấu ăn tích lũy qua nhiều thế hệ.

Tuy rằng ẩm thực của miền Bắc luôn giữ riêng công thức lưu truyền, nhưng không vì thế mà không có sự đổi mới sáng tạo trong món ăn. Thành phố Hà Nội được công nhận là nơi mang tinh hoa ẩm thực miền Bắc một cách toàn diện nhất, từ những món ngon như phở, bún thang, bún chả, cốm làng Vòng, bánh cuốn,…phản ánh đầy đủ từng nét đặc trưng của khẩu vị miền Bắc Việt Nam.

Đặc biệt là món phở, phải nói món phở Hà Nội từ lâu đã quá nổi tiếng. Qua thời gian món phở được biến tấu khác lạ hơn như phở xào, phở chua, bánh phở chiên giòn,…cực kỳ độc đáo và không kém phần ngon miệng. Trong các chuyến du lịch Hà Nội, du lịch vòng cung Tây Bắc hoặc du lịch vòng cung Đông Bắc sắp tới, bạn nên thử trải nghiệm ẩm thực miền Bắc nhé.

3.2 Bản sắc Ẩm thực miền Trung Việt Nam

ẩm thực miền Trung

Tiếp theo bản đồ du lịch Việt Nam, chính là miền Trung nơi mang trong mình ẩm thực cung đình xưa. Người miền Trung có sở thích ăn cay và mặn. Món ăn thường được trình bày rất bắt mắt, nhìn thấy là đã muốn nếm thử ngay. Điều đặc biệt của văn hóa ẩm thực miền Trung chính là sự dung hòa trong phong cách: ẩm thực cung đình và ẩm thực đường phố.

Trong dải đất miền Trung, khi bạn đi tour du lịch di sản miền Trung đến 3 địa điểm là du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An, hãy nên thưởng thức các món ăn nơi đây. Điển hình thành phố Huế - cố đô của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam. Nơi mà các món ăn miền Trung được chế biến cẩn thận, nấu nướng với những kỹ thuật điêu luyện để cho ra món ăn vừa ngon vừa có tính thẩm mỹ cao.

Sự trường tồn tại và phát triển các món ăn cung đình đã tạo cho ẩm thực miền Trung sự đa dạng. Bún bò Huế, mì Quảng, cao lầu, và hàng trăm loại bánh đa dạng như bánh cuốn, bánh bèo,….

3.3 Bản sắc văn hóa Ẩm thực miền Nam

ẩm thực miền nam

Các món ăn miền Nam có xu hướng đơn giản trong cách chế biến, không quá cầu kỳ phức tạp trong cách nấu ăn của người miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Ẩm thực miền Nam “mùa nào thức nấy” cũng không kém phần đa dạng, phong phú. Do miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông ngòi được phù sa bồi đắp liên tục nên mang theo nhiều tôm cá. Đặc sắc nhất là mùa nước nổi mùa của cá linh, vì thế du lịch mùa nước nổi tháng 10 hằng năm là dịp tuyệt vời để thưởng thức món lẩu cá linh bông điên điển đậm đà siêu ngon.

Các món ăn miền Nam thiên về vị ngọt, béo ngon nhiều vì được sử dụng đường, nước dừa, cốt dừa và sử dụng nhiều gia vị giúp món ăn đậm đà, hấp dẫn. Các món ăn vùng miền khi du nhập vào miền Nam cũng được sáng tạo hơn so với phiên bản gốc. Tuy nhiên vẫn lưu giữ được bản sắc dân tộc trên bàn ăn của người Việt.

Ví dụ như món phở miền Bắc, sợi phở mỏng nước dùng trong thanh vị. Phở miền Nam có sự biến đổi từ sợi phở dày hơn, nước dùng đục vị đậm đà hơn, ăn kèm nhiều loại rau thơm, giá đỗ.

XEM THÊM: Ẩm thực miền Tây Nam Bộ 

4. Đặc trưng Ẩm thực truyền thống Việt Nam

ngũ sắc trong âm dương

Ẩm thực truyền thống Việt Nam cũng giống như nhiều đất nước châu Á khác, đề cao sự cân bằng giữa âm và dương. Ví dụ, khi người Việt Nam có món hải sản được coi là “lạnh”, nó thường được ăn lúc nóng với ớt, gừng và sả để cân bằng tính lạnh và nóng.

Việc sử dụng các loại thảo mộc và rau cũng chiếm ưu thế ở hầu hết các vùng của Việt Nam. Nó mang lại hương vị không thể nhầm lẫn với bất kỳ món ăn nào ngay lần đầu tiên bạn nếm thử. Bên cạnh đó, nằm trên bán đảo Đông Dương và bị Pháp đô hộ khá lâu, ẩm thực Việt Nam thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa ẩm thực Trung Hoa, Ấn Độ và Pháp. Ngoài ẩm thực truyền thống, thì ẩm thực đường phố, ẩm thực người Hoa, hay aarrm thực Nhật Bản tại Việt Nam cũng được ưa chuộng.

4.1 Ẩm thực đường phố Việt Nam

ẩm thực đường phố

Món ăn đường phố ở Việt Nam không chỉ đơn giản là danh sách những món ăn truyền thống của Việt Nam được bày bán trên đường phố, nó còn thể hiện một phần nét đẹp trong văn hóa, lối sống của người Việt.

Ẩm thực đường phố Việt Nam từ lâu đã quen thuộc với giới trẻ, mọi lứa tuổi và cả du khách nước ngoài cũng dành hết lời khen ngợi. Hơn nữa, được các tờ báo uy tín trên thế giới nhắc đến như một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Các món ăn bạn có thể thấy ở nhà hàng, thì ngay trên đường phố cũng xuất hiện, thậm chí hương vị còn được so sánh ngang với nhà hàng. Bạn nên bắt đầu với món

  • Bánh mì Việt Nam

bánh mì Việt Nam

Có lẽ bánh mì là món ăn đường phố phổ biến nhất mà bạn tìm được ở bất kì mọi nơi kể cả sáng hay chiều tối. Có nhiều loại bánh mì kẹp hình dạng khác nhau, thông thường nhất là bánh mì dạng ổ dài. Ngày nay còn có một số biến tấu là bánh mì que, bánh mì tam giác,…lấy cảm hứng từ nước ngoài.

Nhân bánh mì siêu đa dạng, kết hợp được rất rất nhiều loại nguyên liệu từ patê, sốt mayonnaise, thịt, chả, trứng, chả cá, chà bông, heo quay,…Để cân bằng hương vị của bánh mì, người Việt sử dụng củ cải, cà rốt xắt sợi muối chua vào nhân, kèm một ít dưa chuột thái lát, rau mùi. Cuối cùng là một muỗng nước sốt độc quyền và vài lát ớt cay. Tất cả quyện lại giòn tan của vỏ bánh, thơm ngon nhân bánh, không gì sánh bằng.

  • Bánh xèo

bánh xèo

Bánh xèo Việt Nam là một món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Một lớp bột mỏng được chiên trong dầu, sau đó kết hợp với các nguyên liệu bao gồm các lát thịt heo, tôm và đậu xanh, sau đó xếp lại với một ít giá đỗ đã hấp chín ở giữa.

Khi ăn chỉ cần một la cải xanh cuộn một miếng bánh xèo và chấm cùng nước mắm chua cay ngọt. Vỏ bánh xèo giòn tan thơm béo của cốt dừa, quyện cùng nhân tôm thịt tươi rói và bùi béo của đậu xanh khiến hương vị ăn vào sẽ nhớ mãi.

Đi du lịch trong nước bạn sẽ bắt gặp món bánh xèo ở mọi nơi, du lịch miền Trung món bánh xèo được làm nhỏ vừa ăn. Còn du lịch miền Nam bánh xèo được làm to hơn. Hương vị cũng sẽ có chút khác biệt, tuy nhiên tổng thể từ màu sắc, nước chấm đến hương vị bánh đều tuyệt vời.

  • Gỏi cuốn

gỏi cuốn

Món ăn góp mặt trong danh sách các món ăn đường phố không thể bỏ qua chính là gỏi cuốn. Món gỏi cuốn là một sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phần rau sống (chất xơ), tôm thịt (chất đạm), bún (tinh bột). Gỏi cuốn vừa được xem là món ăn vặt, vừa là món ăn chính.

Trong ẩm thực của người Việt lúc nào cũng đi chung với các món cuốn. Do đó, ẩm thực đường phố cũng xuất hiện món gỏi cuốn. Có 3 loại nước chấm gỏi cuốn là tương đen, mắm nêm, mắm chua ngọt. Mỗi loại đều cho ra một vị gỏi cuốn độc đáo riêng.

  • Các món nước bún, phở, hủ tiếu,…

các món bún, phở

Phải nói Việt Nam là thiên đường các món nước, góp mặt vào danh sách món ăn đường phố là nhắc đến bún, phở, hủ tiếu. Đều là các món nước, nhưng nước dùng sẽ khác hẳn nhau vì có rất nhiều bún, phở khác nhau mà bạn nên thử. Bún có năm bảy loại bún khác nhau là bún bò, bún riêu, bún chả, bún cá, canh bún,…Tương tự thì món phở, hủ tiếu cũng đa dạng không kém. Và còn vô số biến tấu của các món nước, chẳng hạn là bánh canh, mì,…

Du lịch trong nước là dịp để bạn thưởng thức toàn bộ các món nước thơm ngon trên khắp dải đất hình chữ S. Ngay cả kênh tin tức nổi tiếng CNN cũng dành hết lời khen về món phở Việt Nam thì tại sao lại không thử các món ăn truyền thống đường phố kể trên.

4.2 Ẩm thực Việt Nam ngày Tết

Ngày Tết Việt Nam là lúc mọi người chuẩn bị chu đáo nhất cho dịp đón năm mới. Ẩm thực Việt Nam ngày Tết là những món ăn đa dạng và độc đáo nhất, thể hiện và phản ánh rõ nhất nét ẩm thực truyền thống qua những món ăn.

  • Bánh chưng

bánh chưng tết

Đây là món bánh trong văn hóa ẩm thực Việt Nam có từ lâu đời. Theo truyền thuyết xưa, bánh chưng xuất hiện vào thời vua Hùng. Loại bánh này tượng trưng cho mặt đất thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và đất trời. Bên cạnh đó, nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong văn hóa lúa nước. Cho nên bánh chưng là món bánh đặc trưng phải có trong ngày Tết.

Nguyên liệu chính của bánh chưng là gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh được gói vuông vắn bằng lá dong hay lá chuối, sau khi luộc sẽ có màu xanh đẹp mắt. Gạo nếp phải thật ngon và đã được ngâm nước từ hôm trước. Bánh được gói vuông vức, không chặt cũng không lỏng. Sau đó, bánh sẽ được luộc trong khoảng 12 giờ, món bánh chưng đầy đủ dinh dưỡng với hương vị thơm ngon và có thể giữ được lâu. Ăn bánh chưng với rau dưa chua sẽ mang đến cho bạn hương vị khó quên.

  • Các loại giò chả

các loại giò cha

Giò chả là một món ăn phổ biến khác trong thực đơn ngày Tết cổ truyền và thường được ăn kèm với cơm trắng, dưa chua hoặc ăn không cũng rất ngon. Cũng giống như bánh chưng, giò chả Việt Nam được gói bằng lá chuối trước khi luộc chín.

Có ba giò chả thường xuất hiện mọi năm gồm chả lụa (được làm từ thịt heo), chả bò (làm từ thị bò) và giò thủ (làm từ tai, mũi, lưỡi, má heo và mộc nhĩ). Hỗn hợp các thành phần được luộc hoặc hấp. Khi ăn được cắt thành từng miếng và bảo quản lạnh. Loại thực phẩm này còn được dùng làm nhân bánh mì Việt Nam, xôi hay bánh chưng…

  • Thịt kho trứng

thịt kho trứng

Thịt kho trứng là một món ăn dân dã xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày, đặc trưng của Việt Nam nhưng nó cũng được coi là một trong những món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán. Vào dịp Tết, nồi thịt kho tàu lại sự ấm no, gắn kết mọi thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn. Hương vị ngày Tết không thể thiếu món thịt kho tàu.

Muốn có món thịt kho trứng đậm đà, trước hết bạn phải ướp gia vị khoảng 1 tiếng cho thấm tất cả gia vị, thì khi kho cùng nước dừa món thịt sẽ rất ngon đậm vị, thơm lừng khiến các thành viên trong gia đình chỉ muốn quây quần bên mâm cơm và thưởng thức món ngon ngày Tết.

  • Gà luộc

gà luộc

Mọi ngày lễ hay đám tiệc to nhỏ món gà luộc luôn xuất hiện trên mâm cỗ. Trong dịp Tết nguyên đán món gà lại càng phải có để thờ cúng ông bà tổ tiên. Thậm chí chân gà còn được sử dụng để bói, người Việt Nam tin rằng chân của gà trống sau khi cúng giao thừa sẽ cho họ biết về một năm sắp tới của gia đình. Hoặc được treo nóc bếp như một điều tốt đẹp mang lại may mắn cho gia chủ.

Thịt gà luộc là món ăn đơn giản được chế biến thành nhiều món như gà xé phay trộn gỏi, cháo gà, gà luộc chấm muối tiêu chanh.

  • Dưa hành, củ kiệu

dưa hành, củ kiệu

Giới thiệu đến bạn một món ăn kèm giúp đỡ ngán, cân bằng vị cho các món ngày Tết đó là dưa hành, củ kiệu. Món hành, kiêu muối này phải làm qua rất nhiều bước phức tạp từ ngâm nước vôi, phơi khô, bóc vỏ cắt rễ rồi muối chua. Tuy rằng nhiều bước mà mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy ý nghĩa khi cũng nhau quây quần làm nên món dưa hành củ kiệu.

4.3 Ẩm thực Trung Hoa ở Việt Nam

Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều về văn hóa và ẩm thực Trung hoa. Vì vậy, mà các nhà hàng món ăn Trung Quốc tại Việt Nam được mở ra rất nhiều. Ẩm thực Trung Hoa đặt sự bổ dưỡng, chế biến cầu kỳ đẹp mắt để tạo ra món ngon hấp dẫn. Ở thành phố Hồ Chí Minh nơi sinh sống của 500.000 cộng đồng người Việt gốc Hoa, tập trung nhiều tại quận 5,6,8,…nên ẩm thực Trung Hoa càng phát triển.

Dù các hàng quán bán món Trung Hoa mở ra ồ ạt, nhưng không vì thế mà mất đi món ăn bản sắc dân tộc Việt Nam. Mỗi món Hoa sẽ được nêm nếm lại cho hợp với khẩu vị người Việt. Vài món phổ biến mà bạn thường thấy là:

  • Dimsum

dimsum Trung Hoa

Dimsum là một bữa ăn truyền thống của Trung Quốc bao gồm các đĩa bánh bao nhỏ và các món ăn nhẹ khác và thường được đi kèm với trà.

  • Dimsum đa dạng, phong phú thể loại
    • Shumai (shao mai): loại bánh vỏ mỏng, tròn, xếp thành hình như cái chén để nhồi đựng nhân - thường là thịt heo, tôm hoặc kết hợp cả hai, kèm một ít rau như nấm đen, hạt dẻ và viên nước súp cô đặc, để khi ăn nước trong bánh tiết rất ngon.
    • Bánh bao tôm (xia jiao): món ăn phổ biến nhất trong các loại dim sum. Nhân bánh là những phần tôm được bọc trong một lớp bánh bao mỏng mờ và được hấp trong xửng tre.
    • Bánh bao (xiaolong bao): bánh bao là linh hồn của các món dimsum. sự tinh tế từ món bánh khi nhân bánh vẫn là thịt heo, nhưng được bọc trong lớp vỏ dày hơn. Sau đó cũng sử dụng xửng tre để hấp.
  • Chân gà (tau zi Mush zao, chizhi Feng zhao)

chân gà hấp tàu xì

Chân gà hấp xì dầu, từng cặp chân gà sẽ được bỏ móng, chiên giòn sau đó om trong nước sốt đậu đen lên men đậm đà, hơi ngọt cho đến khi chín mềm rồi dùng đĩa. Sử dụng là món khai vị hay lót dạ phổ biến của ẩm thực Trung Quốc hay Hongkong. Team mê chân gà không nên bỏ qua, vì món này dễ gây nghiện ngay lần đầu tiên trải nghiệm.

  • Lẩu Trung Hoa (火锅)

lẩu trung hoa

Đối với ai yêu ẩm thực Trung Hoa thì món lẩu được ưa chuộng và đánh giá khá cao. Người Hoa luôn chú trọng đến bí quyết tạo ra nước dùng của một nồi lẩu ngon. Trong đó tất cả các lát thịt và rau được nấu chín.

Thông thường, nồi lẩu Trung Hoa có 2 ngăn tượng trưng cho yếu tố âm dương, bạn có thể chọn hương vị nước dùng của riêng mình. Chẳng hạn như nước lẩu bổ dưỡng collagen, hoặc nước lẩu nguyên bản cay,... Chắc rằng, hương vị có độ ngon khác nhau và tùy theo nước sốt bạn tự pha để chấm với thịt. Có hàng trăm loại: một loại cổ điển là bơ đậu phộng với tỏi đập dập và hành tây băm nhỏ tẩm dầu mè.

  • Vịt quay Bắc Kinh (BĚIJĪNG KǍOYĀ)

vịt quay Bắc Kinh

Vịt quay Bắc Kinh là món ăn ngon nhất và nổi tiếng nhất của Bắc Kinh trong ẩm thực Trung Hoa tại Việt Nam, thu hút khách du lịch ghé đến thưởng thức, món ăn đầu tiên phải nếm thử ở Trung Quốc. Gần như mọi bộ phận của vịt đều có thể được chế biến làm ra một món ăn mới.

Người đầu bếp trình bày cho bạn toàn bộ con vịt mà bạn order, trước khi thái lát ngay tại bàn của bạn. Trong đó, da vịt được lóc ra cuốn bánh tráng, một phần nạc để xào mì, 1 phần để chấm nước sốt. Xương vịt rang muối hoặc nấu với món nước khác.

Nước sốt chấm vịt cũng vô cùng đặc sắc thường là sốt mận ngọt (梅 酱), dưa chuột và đường (糖 和 黄瓜), tỏi nghiền (大蒜) và hành lá (葱). Các gia vị khác bạn có thể thêm là đường và tỏi nghiền.

4.4 Ẩm thực Nhật Bản ở Việt Nam

Đất nước mặt trời mọc Nhật Bản là nơi có nền ẩm thực tinh tế, chăm chút, kỹ lưỡng đến từng món ăn. Ẩm thực Nhật Bản được biết đến nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các món ăn nổi tiếng của Nhật Bản được đánh giá cao phải kể tới là:

  • Sashimi Nhật Bản

sashimi Nhật Bản

Sashimi đôi khi là món đầu tiên trong bữa ăn chính thức của Nhật Bản, nhưng cũng thường được phục vụ như một món chính với cơm và súp miso trong các bát riêng. Sashimi là lát cá sống, do cá được bắt và chế biến ngay nên rất tươi, tan chảy trong miệng mà hầu như không có vị tanh. Sashimi theo truyền thống được coi là món ăn ngon nhất trong ẩm thực Nhật Bản. Nhiều người cho rằng hương vị của món ăn này nên được nếm trước các món ăn khác để không làm mất đi vị tươi nguyên của cá.

Những lát cá chấm cùng chén nước tương thêm một ít tương wasabi (mù tạt xanh). Một số loại sashimi phổ biến nhất: cá hồi (sake), mực (ika), tôm nấu chín (ebi), cá ngừ (maguro), cá thu (saba), bạch tuộc (tako).

  • Sushi Nhật Bản

sushi Nhật Bản

Nếu ngại đồ sống sashimi thì bạn nên thử sushi, vì sushi làm ra có cả sống và chín nên bạn chẳng cần ngần ngại khi ăn. Món sushi là một trong các món ăn phong phú và nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam.

Người đầu bếp làm sushi bằng cách lấy một nửa nắm cơm để nguội và nêm với giấm hơi ngọt, nặn thành hình thuôn nhỏ và đặt một lát cá sống mỏng lên trên. Có thể dùng tôm, mực, trứng và nhiều thành phần khác thay cho cá. Hoặc dùng miếng rong biển để cuốn nắm cơm nhỏ lại và rắc các nguyên liệu lên trên.

Sushi Nhật Bản giống như món sashimi thường được chấm với nước tương, nhưng chỉ nên chấm cá chứ không nên chấm với cơm, vì cơm ngấm quá nhiều tương sẽ mặn và làm mất đi hương vị sushi. Wasabi cũng được sử dụng để chấm sushi.

  • Tempura

Tempura là những miếng hải sản và rau được chiên giòn. Du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ 16 bởi người Bồ Đào Nha ở Nagasaki. Tempura đã phát triển qua nhiều thế kỷ thành một món ăn Nhật Bản phổ biến ở cả trong, ngoài Nhật Bản. Và ngay cả trong ẩm thực Nhật Bản ở Việt Nam.

  • Sau đây là một số loại tempura bạn nên ăn thử:
    • Ebi (え び, tôm) tempura tôm phổ biến có thể tìm thấy trên hầu hết các món tempura.
    • Sakana (魚, cá) Phi lê nhỏ hoặc nguyên con cá nhỏ được làm thành miếng tempura. Các loại cá trắng như cá lăng Nhật Bản, cá bống trắng, cá bống tượng, cá ngọt thường được sử dụng.
    • Nasu (な す, cà tím) Nasu là cà tím Nhật Bản. Tùy thuộc vào kích thước của nasu, chúng có thể được thái thành các khoanh tròn, cắt đôi hoặc cắt thành hình quạt trước khi được đập dập và chiên giòn.
    • Kinoko (き の こ, nấm) Nấm là nguyên liệu phổ biến cho món tempura. Tất cả các loại khác nhau của nấm được sử dụng, đặc biệt là shiitake và nấm maitake .
    • Shiso (し そ, tía tô) Lá shiso có hương vị giống bạc hà. Chúng thường được phục vụ như một món trang trí với sashimi và cũng là một thành phần tempura khá phổ biến.
    • Satsumaimo (さ つ ま い も, khoai lang) Satsumaimo là một loại khoai lang Nhật Bản có vỏ màu tím ruột vàng. Khi chiên được cắt lát mỏng và để nguyên vỏ.
    • Kabocha (か ぼ ち ゃ, bí ngô) Kabocha là bí ngô Nhật Bản có vỏ mỏng, màu xanh đậm ruột cam. Vỏ bí ngô vẫn còn nguyên và được ăn cùng với thịt.
  • Mì Ramen

mì ramen

Mì ramen là một món ăn được du nhập từ Trung Quốc, ramen Nhật Bản trở nên thịnh hơn bao giờ hết và còn là một món ăn khá ngon khi bán tại các nhà hàng Việt Nam.

  • Ramen là sợi mì được làm từ lúa mì nên rất dai ngon quyện trong nước súp, các loại súp chính là:
    • Shoyu: súp ramen shoyu là một loại nước dùng trong, màu nâu, có vị nước tương. Nước súp thường được làm từ nước luộc gà nhưng thường có các loại khác như thịt lợn, thịt bò hoặc cá.
    • Shio: Súp ramen Shio là một loại nước dùng trong, nhẹ, được nêm thêm muối. Nó thường được làm từ nước luộc gà, nhưng cũng có thể được thêm hương vị với các loại thịt khác như thịt heo.
    • Miso: Súp miso ramen có hương vị tương đậu nành, tạo nên một loại súp màu nâu, đặc với hương vị phong phú.
    • Tonkotsu: phổ biến ở Kyushu , tonkotsu ramen được làm từ xương heo đã được ninh nhừ cho đến khi chúng tan thành nước dùng màu trắng đục. Nước súp đặc sệt cũng thường có hương vị từ nước luộc gà và mỡ heo.

4.5 Ẩm thực Hàn Quốc ở Việt Nam

Ẩm thực Hàn Quốc – xứ sở Kim Chi, văn hoá Hallyu là một làn sóng mang hình ảnh các món ăn Hàn Quốc ra thế giới, không ngoại trừ Việt Nam. Ẩn thực Hàn Quốc tại Việt Nam được giới trẻ hưởng ứng, do đó mà nhiều nhà hàng Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam.

  • Kimchi Hàn Quốc

kim chi

Là một trong những món ăn lâu đời nhất và có lẽ là thiết yếu nhất trong ẩm thực Hàn Quốc, kim chi là một món ăn chua và cay được tạo thành từ các loại rau lên men. Nó được chế biến với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, nhưng nguyên liệu chính phổ biến nhất là bắp cải. Kimchi được người nước ngoài ưa chuộng vì hương vị độc đáo cũng như giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng chất xơ và hàm lượng calo thấp.

  • Ddukbokki (bánh gạo cay)

bánh gạo cay

Ddukbokki , còn được đánh vần là tteokbokki , là một món ăn cay phổ biến của Hàn Quốc được làm từ bánh gạo hình trụ, bánh cá hình tam giác, rau và tương ớt đỏ ngọt. Món ăn vặt yêu thích của giới trẻ Hàn Quốc và ngay cả Việt Nam. phát triển theo thời gian. Ngày nay, người ta thêm tất cả các loại nguyên liệu khác như bánh cá, ramen, bánh bao, trứng, xúc xích, hải sản phô mai tan chảy.

  • Bibimbap (cơm trộn)

cơm trộn

Bibimbap về cơ bản là một tô lớn gồm các thành phần hỗn hợp bao gồm cơm, namul (các loại rau đã được tẩm ướp gia vị và xào), nấm, thịt bò, nước tương, gochujang (tương ớt) và trứng rán. Các thành phần được tìm thấy trong bibimbap khác nhau tùy theo vùng, và các phiên bản nổi tiếng nhất của món ăn này được tìm thấy ở Jeonju, Tongyeong và Jinju. Trộn tất cả lên thưởng thức là bạn sẽ cảm nhận được sự ngon lạ của món cơm trộn này.

  • Các món nướng Hàn Quốc

các món nướng Hàn Quốc

Các món nướng Hàn Quốc một trong món ngon nhất nhì xứ Hàn, xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày. Đi chung với món thịt nướng là Banchan một loạt dĩa thức ăn nhỏ để ăn kèm thịt nướng. Nói đến ẩm thực Hàn Quốc không ai là không nhớ đến món thịt nướng thơm ngon nức mũi.

  • Kể về món nướng thường có những loại cơ bản sau:
    • Bulgogi (thịt bò nướng): một trong những món nướng nổi tiếng của đất nước Hàn Quốc. Sử dụng các nguyên liệu từ thăn bò xắt lát mỏng, tẩm ướp gia vị sốt đậu nành, đường, tỏi, hành, gừng, rượu vang, tiêu đen cho thấm đều. Chính gia vị ướp giúp cho thịt bò mềm, đậm đà hương vị.
    • Galbi-gui (sườn nướng): ngoài Bulgogi thì Galbi-gui cũng là một trong những món ăn phổ biến của người Hàn Quốc mà bạn nên thử tại các nhà hàng. Từng miếng thịt được tẩm ướp kĩ lưỡng để tạo ra vị tuyệt hảo. Để tăng thêm hương vị cho món sườn nướng, nhiều nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam còn sử dụng thêm rượu gạo và vài lát lê.
    • Jang-Eo Gui (lươn nướng): Món lươn nướng được ưa chuộng vào thời gian mùa hè, do tính mát, bổ dưỡng cho cơ thể. Cũng giống các món nướng khác thì thịt lươn cũng được ướp thấm vị trước khi được phục vụ.

Ẩm thực văn hóa Việt Nam đối với khách du lịch là một trong những điều rất đáng để trải nghiệm. Các món ăn không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà còn chứa đựng ý nghĩa cao đẹp. Bên cạnh đó, du lịch trong nước, thưởng thức các món ăn vùng miền còn giúp bạn tìm hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

>>> Xem thêm: 

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét