Mùa hè ăn rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ ngay, chớ dại ăn mà rước họa vào người


Trong quá trình rửa rau nếu thấy nổi bong bóng quá nhiều, rửa mãi không hết thì đó là rau có nguy cơ bị nhiễm hóa chất. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng loại rau như vậy.

Rau muống là loại rau thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa hè vì dễ chế biến, dễ ăn. Trong những ngày nóng bức, chỉ cần một đĩa rau muống luộc, bát nước canh chua, bát cà muối xổi... là tạm đủ cho một bữa cơm thanh mát, ngon miệng.

Mùa hè ăn rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ ngay, chớ dại ăn mà rước họa vào người - 1

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, rau muống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Hiện nay, rau muống thường được trồng ở những khu vực ao hồ nên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Những người hay ăn rau muống sống hoặc tái sẽ phải đối mặt với nguy cơ giun sán làm tổ trong người. 

Ngoài trường hợp nhiễm ký sinh trùng, rau muống cũng thường bị phun thuốc kích thích để rau nhanh lớn, sớm được thu hoạch. Nếu chẳng may gặp phải loại rau này và dùng để ăn sống thì người ăn càng dễ bị ngộ độc.

Do đó, bạn nên mua rau ở những địa chỉ có uy tín. Hạn chế ăn sống, trước khi nấu cần phải rửa rau thật sạch để tránh nhiễm khuẩn, ngộ độc.

4 tác hại của rau muống, ai trong nhóm người này cần tránh xa

Rau muống gây sẹo lồi

Bên trong rau muống có chứa những hợp chất kích thích tế bào gây sẹo. Nếu cơ thể bị vết thương ở phần mềm mà ăn nhiều rau muống sẽ khiến vết thương để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi cơ thể đang bị thương, đặc biệt là sau phẫu thuật chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn.

Mùa hè ăn rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ ngay, chớ dại ăn mà rước họa vào người - 2

Ảnh minh họa

Tăng triệu chứng của gout, sỏi thận

Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống. Khi ăn rau muống cơ thể sẽ sinh ra nhiều axit uric hơn khiến người bị bệnh gout cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn. Bên cạnh đó, ăn rau muống cũng khiến bổ sung một lượng tương đối canxi oxalat là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc các vấn đề về thận thì nên hạn chế ăn rau muống.

Tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp

Mặc dù tây y không có nghiên cứu rõ ràng về vấn đề ảnh hưởng của rau muống đối với những người bị đau nhức xương khớp, nhưng theo đông y thì rau muống sẽ khiến bệnh về xương khớp phát triển xấu hơn, tăng cảm giác đau nhức nếu ăn nhiều.

Giảm tác dụng của thuốc

Rau muống thực tế cũng là một vị thuốc trong đông y nên khi bạn đang điều trị bằng thuốc đông y mà ăn nhiều rau muống thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Vì vậy, nếu đang uống thuốc đông y thì cần hỏi kỹ bác sĩ có nên ăn rau muống không để không làm mất tác dụng của thuốc.

Mùa hè ăn rau muống nếu thấy dấu hiệu này nên bỏ ngay, chớ dại ăn mà rước họa vào người - 3

Ảnh minh họa

4 lưu ý khi chọn rau muống an toàn, không lo "tẩm" hóa chất

- Không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng khi ăn sẽ giòn, ngon và an toàn hơn. Khi ngắt cuống rau thấy có vết nhựa loãng là rau vẫn còn tươi.

- Không nên chọn những loại rau khi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa trên mặt của lá rất bóng và mướt. Rau như vậy có thể đã được bón nhiều đạm hoặc phân bón lá. Khi luộc, nước rau sẽ có màu xanh nhạt nhưng để nguội chuyển thành màu xanh đen và có kết tủa đen.

- Trong quá trình rửa rau nếu thấy nổi bong bóng quá nhiều, rửa mãi không hết thì đó là rau có nguy cơ bị nhiễm hóa chất. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng loại rau như vậy.

- Sau khi chế biến, rau có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc thì bạn cũng không nên sử dụng. Rau muống sạch thường sẽ có vị ngọt mát, dễ ăn.

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét