Nằm mơ là hiện tượng sinh lý phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi. Nhưng điều khiến người ta sợ hãi nhất là gặp ác mộng. Nếu những cơn ác mộng thường xuyên làm bạn lo lắng, mất ăn mất ngủ chúng có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Mối liên hệ giữa những cơn ác mộng thường xuyên và chứng mất trí nhớ là gì?
Tạp chí Lancet đã công bố một nghiên cứu: Thường xuyên gặp ác mộng, đặc biệt là hơn một lần một tuần, có thể liên quan đến chứng mất trí trong vài hoặc mười năm, đặc biệt là ở nam giới.
Nhóm nghiên cứu đã bao gồm dữ liệu thu thập từ ba nhóm dân số, để hiểu mối quan hệ giữa những cơn ác mộng thường xuyên và sự suy giảm nhận thức ở người trung niên và cao tuổi.
Đầu tiên, là nhóm người ở độ tuổi trung niên. Nghiên cứu này bắt đầu vào năm 1995 và bao gồm hơn 7.000 người Mỹ trưởng thành, từ 35 - 64 tuổi, không mắc bệnh Parkinson và không bị suy giảm nhận thức lúc ban đầu. Tổng số 605 bệnh nhân đã được sàng lọc. Ở nhóm nam cao tuổi có tổng cộng 5994 nam giới từ 65 tuổi trở lên, đã được chọn và 1125 tình nguyện viên đã được sàng lọc. Cuối cùng là nhóm nữ cao tuổi với tổng số 10.366 nữ giới trên 65 tuổi, 1475 tình nguyện viên đã được sàng lọc.
Ở nhóm có 605 tình nguyện viên trung niên, trong đó 44,3% là nam, độ tuổi trung bình là 50,3 tuổi. Ở nhóm 2.600 tình nguyện viên cao tuổi, trong đó 43,3% là nam, với độ tuổi trung bình là 82,9 tuổi. Bất kể nhóm nào, khoảng 6% tình nguyện viên gặp ác mộng một hoặc nhiều lần một tuần.
Nói một cách tương đối, phụ nữ trung niên và đàn ông cao tuổi có nhiều khả năng gặp ác mộng hơn, và những người gặp ác mộng dễ bị trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ, tình trạng sức khỏe kém. Trong nhóm trung niên, sau 13 năm theo dõi có 14,9% tình nguyện viên bị suy giảm nhận thức. Trong nhóm người cao tuổi, sau 7 năm theo dõi, 9% tình nguyện viên có chẩn đoán xác định của bệnh mất trí nhớ.
Có thể thấy, tần suất gặp ác mộng liên quan đến suy giảm nhận thức và nguy cơ sa sút trí tuệ. So với những nam giới cao tuổi bình thường, đàn ông gặp ác mộng hàng tuần có nguy cơ sa sút trí tuệ cao gấp 5 lần, trong khi phụ nữ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 1,4 lần.
Các triệu chứng báo trước tình trạng của bệnh sa sút trí tuệ.
Khả năng tư duy yếu
Khả năng phân tích vấn đề và tư duy giảm sút đáng kể, biểu hiện chủ yếu là phạm sai lầm trong những việc cực kỳ đơn giản, chẳng hạn như để chìa khóa vào tủ lạnh, đi lạc đường ở những nơi quen thuộc,...
Khả năng diễn đạt kém
Trước khi bị bệnh, những người này giao tiếp tốt và có thể nói chuyện thoải mái với người khác. Khi mắc bệnh sa sút trí tuệ không muốn giao tiếp với người khác, dù có giao tiếp cũng khó diễn đạt được những điểm mấu chốt.
Giảm các cơ hội trong cuộc sống
Những người này thường làm phức tạp hoá các vấn đề rất đơn giản, thường mắc lỗi ở nhà và tại nơi làm việc, và giảm năng suất lao động.
Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên của bệnh sa sút trí tuệ, Bạn quên ngay những gì bạn vừa làm hoặc nói, đột nhiên quên tên người quen và thường lặp lại những gì bạn vừa nói.
Làm thế nào để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ?
Số lượng người sa sút trí tuệ đang tăng lên qua từng năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 55 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, một căn bệnh về rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ. Bệnh lý này tiêu tốn của thế giới 1,3 nghìn tỷ USD (1 nghìn tỷ Euro) mỗi năm. Tình trạng tiến triển của căn bệnh có thể được gây ra bởi đột quỵ, chấn thương não bộ hoặc bệnh Alzheimer.
WHO cho biết, với thực trạng già hóa dân số, số người mắc chứng sa sút trí tuệ dự báo sẽ tăng lên 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050. Vấn đề này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thể chất của nhiều người cao tuổi, vì vậy cần tích cực phòng ngừa.
Những nguy cơ cần được kiểm soát để phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ:
1. Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc lá và chứng sa sút trí tuệ có mối liên hệ nhất định. Một nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học ở Trung Quốc, Anh và Mỹ tiến hành đã phát hiện ra mối liên quan giữa hút thuốc thụ động và hội chứng sa sút trí tuệ.
Trong nghiên cứu này, TS Ruoling Chen, giảng viên cao cấp về y tế công cộng tại Đại học Hoàng Gia London (Anh) – và các đồng nghiệp đã phỏng vấn 5.921 người. Các đối tượng đều trên 60 tuổi và đến từ các tỉnh An Huy, Quảng Đông, Hắc Long Giang, Thượng Hải và Sơn Tây (TQ). Các nhà khoa học đã tìm hiểu mức độ phơi nhiễm khói thuốc thụ động, thói quen hút thuốc lá và mức độ hội chứng sa sút trí tuệ của những người tham gia.
Họ phát hiện được 10% số đối tượng bị hội chứng sa sút trí tuệ nặng. Tình trạng này có liên quan đáng kể với mức độ và thời gian phơi nhiễm khói thuốc thụ động.
2. Kiểm soát các chỉ số rủi ro cao
Thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng hoặc hạ đường huyết đều là những yếu tố nguy cơ cao gây sa sút trí tuệ. Vì vậy các chỉ số này cần được kiểm soát trong giới hạn bình thường.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn
Tránh xa thực phẩm giàu cholesterol và nhiều đường, tập trung vào rau và trái cây tươi, chè, thịt gia cầm, cá, ... và bổ sung đủ vitamin và chất béo không bão hòa, có thể giúp cải thiện tình trạng nhận thức.
Một khi đã mắc bệnh sa sút trí tuệ thì khó có thể đảo ngược, tốt nhất nên đề phòng vi thăng, tích cực làm tốt công việc điều hòa cuộc sống, đồng thời rèn luyện thêm trí tuệ như đánh cầu, cờ vua hay cờ vây... có thể cải thiện sức sống của các tế bào não, trì hoãn sự thoái hóa não và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-nguoi-co-thoi-quen-nay-luc-ngu-rat-de-mac-chung-mat-tri-...
Một số người có thói quen xấu khi ngủ có thể gây tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiều chỉ số, cuối cùng dẫn đến bệnh tim mạch.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét