Từ vụ tắc mạch máu do tiêm filler môi, chuyên gia khuyến cáo điều quan trọng

 

Tiêm filler ở những vùng khác nhau trên cơ thể cần các loại filler khác nhau. Với vùng môi, việc chọn filler cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả, sự an toàn.

Mới đây, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận một bệnh nhân bị sưng phù, nóng rát, hoại tử vùng môi. Nguyên nhân là bị tắc mạch vùng môi do tiêm filler.

Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được cho dùng kháng sinh mạnh để kiểm soát nhiễm trùng. Ngoài ra được dùng thuốc kháng virus để ngăn ngừa tình trạng Herpes môi bùng phát.

Theo BS Lưu Tuấn Phong (chuyên thẩm mỹ nội khoa và làm đẹp công nghệ cao tại Hà Nội), tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là vào bất cứ đâu cũng cần nắm rõ những lưu ý quan trọng. Điều này giúp bạn có được kết quả ưng ý, đồng thời phòng tránh nguy cơ gặp tai biến, biến chứng.

Từ vụ tắc mạch máu do tiêm filler môi, chuyên gia khuyến cáo điều quan trọng - Ảnh 1.

Tiêm filler môi cần đảm bảo là loại mềm mại nhất trong các dòng filler

BS Lưu Tuấn Phong chia sẻ, ở vùng cằm hoặc vùng mũi, bạn cần tiêm một dòng sản phẩm filler cứng. Còn với những vị trí như ở vùng má, thái dương, bạn nên tiêm dòng sản phẩm filler có độ cứng trung bình, tạo độ mềm mại. Trong khi với vùng môi, bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm mềm mại hơn, có thể nói là mềm nhất trong các dòng filler thì mới phù hợp.

Nguyên nhân bởi, môi là khu vực mềm nhất trên khuôn mặt. Việc tiêm filler ở dạng mềm mại nhất sẽ giúp giữ nguyên độ tự nhiên, nét đẹp trọn vẹn cho đôi môi bạn. Lựa chọn sai filler cho vùng môi cũng dễ gây biến chứng đi kèm.

Tiêm filler môi hay bất cứ đâu cần đảm bảo không tạp chất

Filler hiện có nhiều dòng sản phẩm với những giá cả khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn sản phẩm filler đến từ thương hiệu lớn, uy tín. BS Phong nhận định, những sản phẩm này chủ yếu đến từ Mỹ, châu Âu. Theo chuyên gia, các dòng tốt thì giá cả cũng không hề rẻ và chị em phải chọn lọc kỹ để có sản phẩm thực sự ưng ý. Bình thường, filler chất lượng tốt thì độ tinh khiết của HA lên đến 100%. Ngược lại, những sản phẩm kém chất lượng thì độ tinh khiết không cao, có thể khoảng 50-70% là HA, còn lại là tạp chất.

Những tạp chất này thì chúng ta không rõ là gì nên khi lắng đọng lại trong cơ thể rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ra viêm nhiễm, tổ chức u hạt, bao xơ, nặng hơn có thể dẫn tới ung thư.

Từ vụ tắc mạch máu do tiêm filler môi, chuyên gia khuyến cáo điều quan trọng - Ảnh 2.

Tiêm filler môi, tay nghề người thực hiện cũng rất quan trọng

"Người thực hiện phải là bác sĩ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm tiêm filler", BS Phong cho hay.

Bên cạnh đó, sản phẩm cần đảm bảo chính hãng. Bạn có thể kiểm tra thấy tên mã sản phẩm, hàng nhập khẩu có tem phụ của hãng dán vào, có mã QR check code sản phẩm.

Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối tránh đến những cơ sở người này người kia mà mình không rõ về chuyên môn và tay nghề của họ… Bạn chỉ nên tiêm filler ở bệnh viện, cơ sở làm đẹp, phòng khám được cấp giấy phép hoạt động.

Khách hàng có quyền lựa chọn, có thể kiểm tra những dòng sản phẩm... trước khi tiêm vào người để rồi tiền mất tật mang. Vì vậy, BS Phong đặc biệt muốn cảnh báo những điều này tới ai có nhu cầu làm đẹp để tránh rủi ro cho sức khỏe.

Từ vụ tắc mạch máu do tiêm filler môi, chuyên gia khuyến cáo điều quan trọng - Ảnh 3.

Sau tiêm filler cũng cần chú ý để đảm bảo hiệu quả tối ưu

Ngoài những yếu tố như lựa chọn bác sĩ thực hiện, nơi thực hiện được cấp phép hoạt động, sử dụng sản phẩm chính hãng, khách hàng sau tiêm filler cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc để tiêm filler bền đẹp.

Cụ thể, trong một tuần đầu tiên sau khi tiêm filler, bạn tuyệt đối không nên đi xông hơi, uống bia rượu. Nguyên nhân vì trong một tuần đầu tiên, filler cần thời gian để ổn định trong môi trường được tiêm. Nếu đi xông hơi, massage hay uống rượu bia sẽ làm cho nhiệt lượng trên mặt tăng cao, làm tan filler nhanh hơn bình thường

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét