Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000 kg vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục: Chuyên gia khẳng định đó là kho báu hơn 1000 năm lịch sử

 

ÁNH LÊ, 16:42 10/12/2023
Nghe đọc bài
2:51
1x

Hóa ra, những vật thể lạ mà những công nhân này tìm thấy chính là “kho báu” vô cùng giá trị.

Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000 kg vật thể xâu thành chuỗi màu xanh lục: Chuyên gia khẳng định đó là kho báu hơn 1000 năm lịch sử - Ảnh 1.

Nhiều năm về trước tại một công trường xây dựng ở huyện Hóa Châu, Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, khi các công nhân đang dùng xẻng đào đất thì đột nhiên nghe thấy âm thanh lạ tựa như tiếng va chạm của kim loại. Những công nhân này lập tức dừng công việc và tiến hành xem xét chỗ đất vừa đào thì phát hiện ra điều bất ngờ.

Theo đó, tại chỗ được cho là phát ra âm thanh lạ, nhiều công nhân lại gần và tìm thấy rất nhiều những vật thể nhỏ có hình tròn, màu xanh lục, nằm rải rác. Vì tò mò, một vài công nhân cầm xẻng đào thêm chỗ đất gần đó thì một “hang động” chứa đầy những vật thể màu xanh lục này xuất hiện trước mắt khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Nhiều công nhân trong số đó kháo nhau liệu có phải mình vừa đào được “kho báu” không khi những vật mà họ tìm thấy tựa như những đồng xu cổ.

Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000 kg vật thể xâu thành chuỗi màu xanh lục: Chuyên gia khẳng định đó là kho báu hơn 1000 năm lịch sử - Ảnh 2.

Vô số đồng tiền xu cổ được tìm thấy. Ảnh: Kknew.cc

Tin tức này nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Chính quyền địa phương cũng nhanh chóng nhận được tin và lập tức cử chuyên gia đến xem xét. Cảnh sát cũng có mặt và phong tỏa hiện trường để các chuyên gia thuận lợi hơn trong việc thẩm định.

Theo ước tính, “hang động” này có diện tích khoảng 1m2, trong đó có chứa rất nhiều đồng xu được kết thành chuỗi. Sau 1 ngày đào bới, các chuyên gia khó có thể đưa ra con số chính xác về số lượng số đồng xu trong “ngân hàng ngầm” này. Tuy nhiên theo ước tính, số chuỗi đồng xu tìm thấy vượt xa con số 10.000 và tổng khối lượng của chúng lên tới 2 - 3 tấn.

Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000 kg vật thể xâu thành chuỗi màu xanh lục: Chuyên gia khẳng định đó là kho báu hơn 1000 năm lịch sử - Ảnh 3.

Vô số đồng tiền xu cổ được tìm thấy. Ảnh: Kknew.cc

Sau khi nghiên cứu và phân tích, các chuyên gia kết luận số đồng xu này là tiền cổ từ thời nhà Tống ở Trung Quốc. Dù trải qua hàng nghìn năm lịch sử và bị gỉ sét khá nhiều nhưng chữ viết trên đó vẫn có thể nhìn thấy được. Các chuyên gia cũng cho biết phần lớn những đồng xu trong kho báu này có trị giá là 30 xu và 50 xu. Chúng được xâu thành chuỗi bằng dây thừng, trông rất gọn.

Theo một chuyên gia về văn vật cổ nổi tiếng ở địa phương, mỗi đồng xu được phát hiện lần này rất quan trọng và có ý nghĩa. Theo đó, các hoa văn và dòng chữ in trên các đồng xu đều là hình ảnh thu nhỏ về quá trình phát triển của đất nước ở một giai đoạn lịch sử nhất định.

Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000 kg vật thể xâu thành chuỗi màu xanh lục: Chuyên gia khẳng định đó là kho báu hơn 1000 năm lịch sử - Ảnh 4.

Vô số đồng tiền xu cổ được tìm thấy. Ảnh: Kknew.cc

Trong quá trình nghiên cứu kho báu này, các chuyên gia không chỉ tìm thấy đồng xu thường gặp ở thời nhà Tống như Sùng Ninh Trọng Bảo và Sùng Ninh Thông Bảo mà còn có một số đồng xu cổ tương đối hiếm như Cảnh Nguyên Thông Bảo, Thuần Hóa Thông Bảo và Đại Quan Thông Bảo.

Dù số tiền xu này rất có giá trị, song sau quá trình thương lượng với các chuyên gia, các công nhân tại công trường đã bằng lòng giao “kho báu” này cho nhà nước. Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, mọi di tích văn hóa còn sót lại trong lòng đất, nội thủy và lãnh hải ở nước này đều thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Vì vậy, khi người dân vô tình phát hiện ra chúng, thay vì giữ làm của riêng, hãy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rõ nguồn gốc cho những món đồ đó.

Đóng góp này của các công nhân nói trên vô cùng có ý nghĩa đối với cộng đồng khảo cổ Trung Quốc nói riêng và văn hóa - lịch sử Trung Quốc nói chung, góp phần lưu giữ và bảo tồn được giá trị của chứng tích văn hóa cổ xưa.

(Theo Kknews.cc)

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét