Lùm xùm "nhận vơ" bản quyền nhạc ngập tràn đầu năm 2024

 


Câu chuyện về bản quyền bài hát Tết Đong Đầy tiếp tục nêu lên một vấn đề nhức nhối vẫn còn tồn đọng của nhạc Việt.

Vụ việc "dọa kiện" giữa Kay Trần và KHOA - người sáng tác hai ca khúc Tết Đong Đầy và Chuyện Tình Tôi - từng là chủ đề được bàn tán trên các nền tảng mạng xã hội trong giai đoạn Tết 2023. Mới đây nhất, ekip của KHOA tiếp tục đăng tải thông tin không mấy vui vẻ về những ca khúc này.

Ca khúc Tết Đong Đầy lại một lần nữa dính lùm xùm trong dịp Tết.

Ca khúc Tết Đong Đầy lại một lần nữa dính lùm xùm trong dịp Tết.

Theo đó, ekip của nam ca sĩ cho rằng bài hát Tết Đong Đầy đã bị phía BH Media "sử dụng trái phép" trên cả YouTube lẫn các nền tảng nhạc số. Đại diện KHOA viết trên trang cá nhân: "Bên mình chọn cách nói chuyện, đàm phán suốt 1 tuần qua mà không tố lên mạng xã hội vì muốn xử lý văn minh nhất, với phương châm không ồn ào.

Nhưng có vẻ nó là vòng tròn vô tận và theo như phân tích thì lỗi tất cả đổ về ca sĩ và tìm giấy tờ chống chế cho việc vi phạm tác quyền. Nghe danh đã lâu, nay đã gặp mặt. Nó không còn đơn giản là chuyện đàm phán tìm hướng xủ lý nữa. Nó là một câu chuyện nhỏ trong 1 ngành công nghiệp âm nhạc nơi cũng có một số thành phần không tử tế". 

Gần đây, nhiều ca sĩ như Phương Thanh, Thiên Vương (MTV),... cũng lên tiếng tố đơn vị này "nhận vơ" bản quyền.

Gần đây, nhiều ca sĩ như Phương Thanh, Thiên Vương (MTV),... cũng lên tiếng tố đơn vị này "nhận vơ" bản quyền.

Đại diện BH Media từng phản hồi với chúng tôi về câu chuyện bản quyền của những ca khúc này trên YouTube: "Hiện giờ, trên thị trường có rất nhiều nghệ sĩ sử dụng các MV cũ mà họ đã từng tham gia biểu diễn để đăng lên YouTube và cho rằng mình được phép làm điều đó.

Nhưng nếu MV do các cá nhân, tổ chức khác bỏ tiền ra sản xuất thì cá nhân hoặc tổ chức đó mới là chủ sở hữu. Nghệ sĩ muốn khai thác, sử dụng MV đó cần được sự cho phép của chủ sở hữu".

Đại diện phía MTV nói về tranh cãi bản quyền lần này: "Trước đây MTV chỉ làm việc với Bến Thành Audio & Video (BTAV) về việc sản xuất video (ghi hình) nhiều ca khúc của nhóm, trong đó có bài Chuyện Nhỏ, để đơn vị Bến Thành BTAV phát hành đĩa vật lý (VCD và DVD).

Ngoài ra, không có bất cứ cam kết hay thỏa thuận nào bằng văn bản nào với BTAV cũng như BH Media về việc khai thác bản ghi âm thanh (audio) hay bản ghi hình (video) trên bất kỳ nền tảng trực tuyến nào, kể cả YouTube".

BH Media nổi tiếng với những màn "đánh bản quyền".

BH Media nổi tiếng với những màn "đánh bản quyền".

Theo Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC), đơn vị này cũng đang giải quyết vấn đề với các ekip tổ chức show Mây Sài Gòn, Mây Lang Thang (Đà Lạt, Hà Nội), Lululola… Các show này không thiện chí trả tiền bản quyền, hiện bộ phận pháp lý đang lập hồ sơ khởi kiện.

Nhiều show diễn vẫn chưa tôn trọng câu chuyện tác quyền, bản quyền.

Nhiều show diễn vẫn chưa tôn trọng câu chuyện tác quyền, bản quyền.

Đầu năm 2023, sau một tháng phát hành, MV Yêu Anh Đi Mẹ Anh Bán Bánh Mì của Phúc Du đạt được những thành công nhất định, tạo được trend bùng nổ trên nền tảng TikTok. MV từng giành vị trí quán quân iTunes Việt Nam và top 4 thịnh hành ở mảng âm nhạc trên YouTube.

Tuy vậy, đơn vị phát hành của ca khúc lại không phải là người sở hữu âm thanh trên nền tảng TikTok. Thay vào đó, đơn vị truyền thông được cho là BH Media lại "nhận vơ" và bản AM Remix chính chủ do LOOPS phát hành đã bị gỡ.

Câu chuyện về bản quyền khi cover nhạc vẫn là chủ đề nóng. Trước đó, Đan Trường hay Cao Thái Sơn từng gỡ nhiều bản cover vì không tuân thủ những điều khoản được đưa ra.

Cao Thái Sơn nhận về nhiều trái chiều khi gỡ bản cover của nhiều đàn em.

Cao Thái Sơn nhận về nhiều trái chiều khi gỡ bản cover của nhiều đàn em.

Nhạc sĩ Đông Thiên Đức phân tích trên trang fanpage: "Cover cũng là một dạng tác quyền! Mối liên hệ giữa ca sĩ và cover là một trong những mối liên hệ cộng sinh. Ca sĩ muốn bài viral hơn thì cho phép cover hoặc thuê người cover.

Người cover nếu cảm thấy việc hát lại ca khúc đó có lợi cho mình thì hợp tác hoặc xin ca sĩ chính để cover. Và trong tất cả các cuộc thương thảo giữa ca sĩ và người cover chỉ giới hạn trong phạm vi chuyển giao "quyền sao chép" tác phẩm.

Quyền tác giả vẫn thuộc sở hữu của tác giả cho dù tác phẩm ấy được bán theo dạng độc quyền hay tác quyền. Vì thế để bản cover đó được phép lưu hành trên nền tảng YouTube, người cover phải liên hệ tác giả để được cấp phép quyền tác giả.

Thường thì những người làm ăn sòng phẳng và tôn trọng nghề nghiệp của mình, họ đều chủ động liên hệ và gửi một khoản chi phí tương xứng với quyền tác giả của ca khúc ấy! Đôi khi hi hữu hoặc năm thưở ba thì mới có một người liên hệ để .... xin, và đó thường là những bạn mới bắt đầu vào nghề, chưa nắm rõ đường đi nước bước".

Bình luận & Góp ý

0 nhận xét :

Đăng nhận xét